Nước thải sinh hoạt là nước thải phổ biến nhất, có nguồn gốc từ hoạt động hàng ngày của con người nên những đặc trưng cần chú ý khi xử lý sẽ là:

  • Cặn lơ lửng
  • Các chất hữu cơ
  • Các hợp chất dinh dưỡng (tổng N, N-amôni, tổng P, P-PO43-)
  • Khác

Để xử lý các thành phần này thì người ta thường sử dụng hai nhóm công nghệ cơ bản là công nghệ hóa lý và vi sinh.

Phương pháp hóa lý là phương pháp kết hợp phương pháp hóa học và phương pháp vật lý. Các kĩ thuật hóa – lí rất đa dạng: từ gạn rác, lắng cặn, lọc, chỉnh pH tới kết tủa, keo tụ – tạo bông, lắng, ôxi hóa/khử, hấp phụ, lọc màng, bay hơi. Phần lớn các quá trình hóa lý đem lại hiệu quả xử lý cao nhưng vẫn là sự lựa chọn sau cùng do chi phí vận hành lớn ví dụ như các quá trình oxi hóa khử, quá trình hấp phụ hoặc công nghệ phức tạp như quá trình bay hơi hay màng lọc.

Một ví dụ điển hình của kĩ thuật hóa lý được sử dụng rộng rãi và phổ biến do công nghệ đơn giản và chi phí tương đối thấp trong XLNT là quá trình Keo tụ-tạo bông.

Keo tụ: Bổ sung một lượng hóa chất phù hợp (PAM, Al2(SO4)3…) vào nước với mục tiêu làm mất ổn định hạt, chất lơ lửng để chúng tạo thành kết tủa

Tạo bông: Sự tập hợp các hạt bị mất ổn định thành khối lượng lớn hơn dễ dàng loại bỏ khỏi nước hơn so với các hạt ban đầu

Cơ chế quá trình keo tụ-tạo bông

Vị trí của bồn keo tụ-tạo bông trong dây chuyền XLNT là phía trước bể lắng nhằm tăng hiệu quả lắng ở bể lắng và giảm độ đục của nước thải.

Hình ảnh minh họa bồn khuấy trộn của quá trình keo tụ-tạo bông trong XLNT

Xử lý nước thải sinh hoạt phương pháp hoá lý

Xử lý nước thải sinh hoạt phương pháp hoá lý

Xử lý nước thải sinh hoạt phương pháp hoá lý