Xử lý nước thải thuộc da
Bạn đang cần đơn vị xử lý nước thải thuộc da hãy liên hệ để khảo sát và tư vấn miễn phí.
Để tìm hiểu thêm về xử lý nước thải thuộc da hãy đọc kỹ bài viết sau.
097 222 1608Bạn đang cần đơn vị xử lý nước thải thuộc da hãy liên hệ để khảo sát và tư vấn miễn phí.
Để tìm hiểu thêm về xử lý nước thải thuộc da hãy đọc kỹ bài viết sau.
097 222 1608Bể ngâm sản xuất những tấm da
Hasy Environment là đơn vị tư vấn, cung cấp hệ thống xử lý nước thải với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải
Chúng tôi tự tin đáp ứng các yêu cầu khắt khe mà quý khách hàng đưa ra. Nhằm mục tiêu cùng xây dựng và phát triển sản xuất bền vừng, thân thiện với môi trường
Tiêu chi đặt ra cho một dự án của Hasy Environment
Để sản xuất ra các tấm da thành phẩm, ngành thuộc da cần một lượng nước và hóa chất vô cùng lớn. Nước thải thuộc da có nhiều chất độc hại ảnh hưởng lớn đến sinh vật và môi trường. Vì vậy xử lý nước thải thuộc da là việc luôn được quan tâm hàng đầu.
Để sản xuất ra một tấm da thành phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau và mỗi công đoạn cũng vô cùng phức tạp và quan trọng. Dưới đây là sơ đồ quy trình sản xuất da thường được sử dụng tại các cơ sở, nhà máy:
Sơ đồ quy trình sản xuất da
Nhìn quy trình sản xuất da, thì hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất đều là quá trình ướt và phát sinh nước thải với lượng hóa chất vô cùng nhiều. Theo ước tính để xử lý một tấn da tươi thành da thành phẩm cần khoảng 80 – 100m3 nước.
Nước thải thuộc da có thành phần và tính chất vô cùng phức tạp vì trải qua nhiều công đoạn với nhiều loại hóa chất khác nhau được sử dụng. Đặc biệt là các hóa chất từ các dòng thải này khi trộn lẫn có thể phản ứng với nhau.
Nước thải thuộc da có nồng độ BOD, COD, TSS, Clorua, Crom,… vô cùng cao. Cần được xử lý trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Các thông số ô nhiễm của nước thải thuộc da được hiển thị dưới bảng số liệu sau:
Bảng thông số các chất ô nhiễm trong nước thải thuộc da
Nước thải thuộc da chứa nhiều ion Crom từ quá trình thuộc da. Mặt khác các hóa chất của các dòng thải khác nhau nếu trộn lẫn sẽ phản ứng với nhau. Điều này khiến quá trình xử lý khó khăn. Vì vậy để quá trình xử lý dễ dàng, chúng ta phải tiến hành phân loại dòng thải và xử lý riêng từ đầu. Chúng ta sẽ tách riêng dòng thải chứa ion Crom để xử lý Crom trong nước thải. Sau đó mới đưa về hệ thống xử lý sinh học chung để xử lý các thông số BOD, TSS,…
Dưới đây là dây chuyền công nghệ xử lý nước thải thuộc da:
Dây chuyền xử lý nước thải thuộc da
Nước thải thuộc da được phân thành hai loại dòng thải là dòng nước thải chứa crom và dòng nước thải của các công đoạn khác.
Dòng thải này sẽ đi qua song chắn rác thô để loại bỏ các vật có kích thước lớn rồi đi vào bể gom. Sau khi đi vào bể gom, dòng thải này được đi qua song chắn rác tinh để loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ hơn rồi đi vào bể phản ứng. Ở bể phản ứng, ta bổ sung các chất Na2S, H2SO4để đưa Crom về hóa trị 3. Sau đó thêm NaOH vào để kết tủa crom hidroxit. Đồng thời nâng pH của nước thải. Sau đó hỗn hợp nước thải và kết tủa được chuyển sang bể lắng. Tại bể lắng, các kết tủa lắng xuống còn nước thải đi ra ngoài chảy về bể điều hòa.
Dòng thải này sẽ đi qua song chắn rác thô để loại bỏ các vật có kích thước lớn rồi đi vào bể gom. Sau khi đi vào bể gom, dòng thải này được đi qua song chắn rác tinh để loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ hơn rồi đi vào bể tuyển nổi để loại bỏ dầu mỡ, các chất cặn lơ lửng khó lắng. Sau đó nước thải được chuyển về bể điều hòa.
Đây là nơi tập trung hai dòng thải sau khi qua quá trình tiền xử lý phân lập, là nơi giúp ổn định nồng độ và lưu lượng. Tại đây điều chỉnh pH của nước thải bằng NaOH, H2SO4 để tạo điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý keo tụ – tạo bông phía sau. Trong bể điều hòa lắp đặt máy thổi khí để tránh hiện tượng lắng cặn và phân hủy kỵ khí.
Nước thải được đưa qua bể keo tụ tạo bông trong bể được châm hóa chất giúp các hạt keo trong nước thải kết dính lại với nhau hình thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn.
Hỗn hợp nước và bông cặn từ bể keo tụ – tạo bông chảy vào bể lắng. Tại đây các bông cặn sẽ lắng xuống đáy bể. Còn phần nước sau lắng đi ra ngoài chảy vào bể UASB.
Do nước thải có nồng độ BOD, COD quá lớn. Cần phải xử lý bằng phương pháp sinh học kỵ khí bằng bể UASB. Trước khi tiến hành xử lý hiếu khí. Tại bể UASB xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí, giúp bẻ gãy các mạch của các hợp chất hữu cơ có mạch dài, đồng thời làm giảm lượng COD, BOD có trong nước thải xuống dưới 1000mg/l.
Nước thải sau xử lý ở bể UASB được chuyển vào bể aerotank để xử lý bằng vi sinh vật hiếu khí. Tại đây luôn được sục khí liên tục để đảm bảo quá trình phân hủy sinh học của vi sinh vật được diễn ra với điều kiện tối ưu nhất.
Nước thải sau bể aerotank được chuyển về bể lắng 2 để loại bỏ bùn hoạt tính, phần nước trong đi sang bể lọc áp lực. Phần bùn sẽ được chuyển vào bể chứa bùn và định kỳ xử lý.
Nước sau lắng được bơm lên bể lọc áp lực để loại bỏ các chất rắn còn sót lại. Nước sau lọc được chuyển đến bể khử trùng.
Nước sau xử lý sẽ được khử trùng bằng Chlorine để loại bỏ các vi khuẩn, virus gây bệnh rồi được xả ra ngoài nguồn tiếp nhận.
Để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề công nghệ hay thi công liên quan đến xử lý nước thải thuộc da, hãy liên hệ ngay cho Hasy Environment theo số máy 0972221068 hoặc trang web https://xulymoitruong360.com. Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng máy móc thử nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho quý khách mô hình xử lý tối ưu cả về mặt kỹ thuật và kinh tế.
Tại sạo lại chọn?