Bạn đang tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải sinh hoạt hãy gọi Hasy Environment để được tư vấn miễn phí

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người như nấu ăn, tắm gội, vệ sinh,… Nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần khác nhau với lượng lớn là chất hữu cơ như protein, hydrocacbon, xenlulozo chiếm khoảng 52- 55% còn lại là chất vô cơ. Bên cạnh đó trong nước thải sinh hoạt còn chứa các loại virus, vi khuẩn gây các bệnh về tiêu hóa, thương hàn. Vì vậy có một quy trình xử lý nước thải sinh hoạt là vấn đề vô cùng quan trọng.

Hình ảnh nước thải sinh hoạt đổ ra sông Tô Lịch (Hà Nội)

Hình ảnh nước thải sinh hoạt đổ ra sông Tô Lịch (Hà Nội)

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Để đầu tư một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với chi phí đầu tư ban đầu không quá cao, xử lý đạt hiệu quả và chi phí vận hành thấp, Hasy Environment chúng tôi đưa ra quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học.

Dưới đây là dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mà chúng tôi đã áp dụng thành công ở một số tòa nhà, resort, khu nhỉ dưỡng.

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xử lý sơ bộ

Nước thải từ các khu bếp chảy qua song chắn rác. Đi qua bể tách dầu mỡ chuyển về bể điều hòa. Nước thải sinh hoạt tại đi vào bể phốt. Chảy qua song chắn rác và chuyển đến bể điều hòa.

            Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô có kích thước lớn gây tắc và hỏng đường ống và các thiết bị như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây, sỏi, đá,…

Nước thải trong khu nhà bếp chứa rất nhiều dầu mỡ gây ách tắc đường ống. Vì vậy cần có bể tách dầu mỡ để loại bỏ dầu mỡ trước khi chảy vào bể điều hòa. Bể điều hòa là nơi chứ nước thải trước khi đưa vào giai đoạn xử lý sinh học. Là nơi giúp ổn định nồng độ và lưu lượng dòng thải.

Tại đây bố trí hệ thống sục khí nhằm tạo sự xáo trộn tránh hiện tượng lắng cặn. Đồng thời phân hủy kị khí trong bể. Cùng với đó bố trí máy bơm chìm. Máy bơm chìm bơm nước thải từ bể điều hòa vào hệ thống xử lý sinh học.

Giai đoạn 2: Xử lý sinh học

Hệ thống xử lý sinh học bao gồm hai bể: Bể Selector và bể SBR.

Bể Selector

Bể selector là nơi điều chỉnh gía trị pH, bổ sung chất dinh dưỡng như nito, photpho, cacsbon cho vi sinh vật. Đây là nơi giúp ổn định và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vi sinh vật phát triển. Ngoài ra thiết kế của bể làm giảm đáng kể số lượng vi sinh vật dạng sợi. Đây là loại vi sinh vật khiến cho bùn khó lắng, làm chất lượng nước thải sau xử lý kém.

Bể SBR

Hình ảnh Decanter thu nước trong bể SBR của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Hình ảnh Decanter thu nước trong bể SBR của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

            Sau khi được bổ sung và điều chỉnh các giá trị trong bể Selector, nước thải được dẫn vào bể SBR. Trong bể lắp đặt dàn ống phân phối khí để cung cấp oxi cho vi sinh vật phát triển xử lý các chất hữu cơ. Bể hoạt động theo ba quá trình: Làm đầy – sục khí phản ứng (chiếm 50% thời gian của toàn bộ quá trình), lắng không sục khí (25% thời gian của quá tình) và tháo nước (25% thời gian của quá trình).

  • Quá trình làm đầy – sục khí phản ứng: Nước thải từ bể Selector vào bể SBR, trong khoảng thời gian này tiến hành sục khí liên tục để vi sinh vật tiếp xúc với các chất hữu cơ có trong nước thải, đồng thời tạo môi trường hiếu khí cho vi sinh vật.
  • Quá trình lắng: Sau khi kết thúc quá trình làm đầy –  sục khí phản ứng, toàn bộ máy thổi khí được tắt để các chất rắn lắng xuống bể.
  • Quá trình tháo nước: kết thúc quá trình lắng, nước sẽ được dẫn ra ngoài vào bể khử trùng. Một phần bùn dư cũng sẽ được xả vào bể chứa bùn.

Tại bể SBR, hầu hết các thành phần ô nhiễm trong nước thải như BOD, COD, Nito, Photpho được loại bỏ nhờ quá trình xử lý sinh học. Công nghệ SBR các bạn có thể tham khảo chi bài xử lý nước thải bằng công nghệ SBR.

Giai đoạn 3: Khử trùng

Nước sau xử lý sinh học sẽ rút về bể khử trùng. Tại đây nước thải được tiếp xúc với hóa chất khử trùng Chlorime với liều lượng thích hợp theo dòng chảy zic zăc nhằm tạo điều kiện tiếp xúc giữa nước thải và hóa chất khử trùng với mục đích tiêu diệt các vi sinh vật, vi khuẩn, virus.

Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuản xả thải QCVN 14:2008/ BTNMT.

Ưu nhược điểm sử dụng công nghệ SBR này?

            Ưu điểm của công nghệ SBR:

  • Xử lý các chất hữu cơ triệt để
  • Hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm cao
  • Khả năng khử nitơ và photpho cao
  • Phù hợp với mọi hệ thống, mọi công suất
  • Tiết kiệm được diện tích
  • Linh hoạt trong quá trình hoạt động
  • Không cần sử dụng bể lắng riêng
  • Dễ dàng kiểm soát được sự cố

            Nhược điểm của công nghệ SBR:

  • Vận hành phức tạp hơn so với bể aerotank truyền thống
  • Yêu cầu người vận hành phải có trình độ chuyên môn
  • Xử lý theo mẻ nên cần nước thải đầu vào ổn định

Chi phí vận hành, bảo trì bảo dưỡng của hệ thống

  • Giảm được chi phí vận hành như : Hóa chất, điện năng
  • Hệ thống chạy ổn định nên không cần thường xuyên bảo trì hệ thống.

Hasy Environment là đơn vị nhiều năm thiết kế, thi công các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho các doanh nghiệp, chúng tôi luôn tự hào mang đến cho quý khách hàng một sản phẩm chất lượng.

Nếu Quý khách hàng cần tư vấn về kỹ thuật hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số máy 0972221068 hoặc trang web https://xulymoitruong360.com để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Basic RGB