Xử lý nước thải nuôi tôm

Bạn đang cần đơn vị xử lý nước thải nuôi tôm hãy liên hệ để khảo sát và tư vấn miễn phí.

Để tìm hiểu thêm về xử lý nước thải nuôi tôm hãy đọc kỹ bài viết sau.

097 222 1608
xử lý nước thải nuôi tôm

Hình ảnh thu hoạch tôm nuôi tại một đầm tôm

Hasy Environment là đơn vị tư vấn, cung cấp hệ thống xử lý nước thải với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải

Chúng tôi tự tin đáp ứng các yêu cầu khắt khe mà quý khách hàng đưa ra. Nhằm mục tiêu cùng xây dựng và phát triển sản xuất bền vừng, thân thiện với môi trường

Tiêu chi đặt ra cho một dự án của Hasy Environment

  • Chi phí đầu tư hợp lý
  • Đạt tiêu chuẩn đầu ra
  • Cam kết dịch vụ sau bán hàng 

Ngành nuôi tôm có xu hướng tăng nhanh, các đầm nuôi tôm mọc lên với số lượng lớn trên cả nước. Tuy nhiên quá trình nuôi tôm cũng phát sinh nhiều hệ lụy về môi trường cần được chú ý. Bài viết hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những thông tin về nước thải nuôi tôm phương pháp xử lý loại nước thải này.

Quy trình nuôi tôm tại đầm

            Quá trình nuôi tôm trải qua ba giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Chuẩn bị
    • Lấy nước và xử lý nước
    • Chọn giống, chăm sóc và quản lý ao ương
  • Giai đoạn 2: Nuôi tôm
    • Sang tôm, chăm sóc và quản lý ao ương
  • Giai đoạn 3: Thu hoạch
    • Thu hoạch và bảo quản

xử lý nước thải nuôi tôm

Quy trình nuôi tôm cơ bản

Đặc điểm, thành phần ô nhiễm của nước thải nuôi tôm

Nước thải nuôi tôm chứa lượng lớn các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thức ăn thừa, phân tôm. Trong nước thải cũng có nhiều chất kháng sinh, thuốc trị bệnh cho tôm. Nước thải có hàm lượng các chất dinh dưỡng nito, photpho cao khi thải ra ngoài gây hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước. Ngoài ra sự có mặt của các chất hữu cơ, dinh dưỡng khiến cho hàm lượng BOD, COD, H2S,… tăng lên nhanh chóng còn lượng oxy trong nước giảm gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi cũng như các sinh vật khác nếu nước thải nuôi tôm thải ra ngoài mà chưa được xử lý.

xử lý nước thải nuôi tôm

Bảng thông số ô nhiễm nước thải nuôi tôm

Lựa chọn công nghệ xử lý

Nước thải nuôi tôm có hàm lượng chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và cả hàm lượng nito, photpho cũng cao vô cùng. Vì vậy cần có quá trình thiếu khí để xử lý nito, photpho; quá trình keo tụ – tạo bông để loại bỏ hàm lượng chất rắn lơ lửng và kết hợp xử lý kỵ khí và thiếu khí xử lý chất hữu cơ. Công nghệ phù hợp là sử dụng công nghệ AAO (Anaerobic –  Anoxic – Oxic) để xử lý. Dây chuyền công nghệ như sau:

xử lý nước thải nuôi tôm

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải nuôi tôm

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải nuôi tôm

Bể điều hòa

Nước thải đưa vào bể điều hòa để giúp ổn định nồng độ và lưu lượng trước khi xử lý.

Bể anaerobic (Bể kỵ khí)

Nước thải từ bể điều hòa được chuyển đến bể anaerobic để xử lý kỵ khí. Tại đây diễn ra quá trình phân hủy kỵ khí, vi sinh vật kỵ khí hoạt động giúp xử lý các chất hữu cơ mạch dài khó phân hủy, các hợp chất clo và một phần kim loại nặng trong nước thải. Một phần photpho trong nước thải sẽ được xử lý nhờ cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể vi sinh vật.

Bể anoxic

Nước thải sau quá trình xử lý ở bể kỵ khí kết hợp với dòng thải chứa NO2-, NO3- tuần hoàn từ bể aerotank chuyển vào bể anoxic. Tại đây xảy ra quá trình khử nitrit và khử nitrat, chuyển NO2-, NO3- thành N2. Sau quá trình xử lý, nước thải được chuyển đến bể aerotank

Bể aerotank

Các chất hữu cơ sẽ được phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí trong môi trường liên tục được cung cấp khí oxy. Sau khi xử lý hiếu khí, nước thải được chuyển đến bể keo tụ – tạo bông.

Bể keo tụ – tạo bông

Tại đây, sử dụng các chất keo tụ để giúp quá trình keo tụ – tạo bông diễn ra được tốt hơn. Quá trình keo tụ – tạo bông làm tăng kích thước và khối lượng của các bông cặn trong nước.

Bể lắng

Bông bùn sẽ được lắng xuống đáy bể còn phần nước trong chảy qua bể khử trùng. Bùn dưới đáy bể một phần được tuần hoàn về bể aerotank, một phần sẽ được chuyển đến bể chứa bùn để xử lý.

Bể khử trùng

Nước thải sau lắng được chuyển đến bể khử trùng, tại đây hóa chất clo được châm vào để loại bỏ các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nước sau xử lý được xả ra ngoài nguồn tiếp nhận.

Ưu và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm bằng công nghệ AAO

Ưu điểm

  • Xử lý triệt để hàm lượng chất hữu cơ, nito, photpho
  • Chi phí xây dựng và vận hành thấp
  • Có thể dễ dàng nâng công suất hoặc di dời

Nhược điểm

  • Cần diện tích xây dựng lớn
  • Sử dụng nhiều loại vi sinh nên cần cán bộ vận hành có chuyên môn

Trên đây là những thông tin, kiến thức về nước thải nuôi tôm cũng như phương pháp xử lý. Mong rằng bài viết này giúp bạn đọc có thêm những kiến thức và các nhà đầu tư nuôi trồng thủy sản có thêm một công nghệ để xử lý nước thải nuôi tôm.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số máy 0972221068 hoặc trang web https://xulymoitruong360.com để được hỗ trợ và tư vấn.

Tại sạo lại chọn?

HASY environment

  • Chúng tôi miễn phí toàn bộ chi phí tư vấn, lựa chọn thiết kế cho khách hàng khi thi công với HASY Environment
  • Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế thi công các hệ thống xử lý khí thải
  • Với đội ngũ tư vấn, thiết kế chuyên nghiệp, tận tình với khách hàng
  • Đúng tiến độ, không phát sinh chi phí
  • Chính sách bào mật thông tin

Miễn phí tư vấn, gọi ngay cho chúng tôi