Trong những năm gần đây các ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, ô tô, dầu khí… Ngày càng phát triển với số lượng các nhà máy không ngừng tăng lên. Quy trình sản xuất của các nhà máy này sinh ra một lượng lớn khí thải chứa VOC. Sự phát thải VOC vào khí quyển gây ra các vấn đề môi trường. Tiếp xúc với VOC có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) phát sinh từ đâu? Là những hợp chất gì?
VOC được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, và được tìm thấy trong sơn, chất kết dính, dược phẩm, mỹ phẩm, chất làm lạnh, hoá chất tạo mùi, xăng,…
VOC thường là dung môi công nghiệp như triclometan, điclometan, benzen, toluen, xylen,… VOC có trong thành phần của nhiên liệu xăng dầu, dung môi pha sơn, thuốc trừ sâu,…
VOC được sử dụng phổ biến trong ngành sơn bao gồm hỗn hợp aliphatic hydrocacbon, alcohol, ester, ketone…

Ảnh minh họa nguồn phát sinh VOC
Những ảnh hưởng của hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)
Ảnh hưởng đến môi trường
VOC là một yếu tố tạo nên ozone một chất gây ô nhiễm môi trường. VOC sẽ phản ứng với ánh sáng mặt trời và các nitơ oxit (NOx) để tạo thành ozone. Ozone này kết hợp với các hạt bui mịn và các vật liệu khác tạo thành sương khói. Phản ứng quang hóa dưới tác dụng của nitơ oxit phân hủy VOC tạo ra những tác nhân oxy hóa.
VOC + ánh sáng + NO2 + O2 O3 + NO + CO2 + H2
Trong phản ứng trên ta còn thấy phản ứng tạo thành sản phẩm có CO2 loại khí gây ra hiện tượng hiêu ứng nhà kính.

Ảnh minh họa quá trình phản ứng của VOC
Ảnh hưởng đến con người
VOC có thể gây tác hại trước mắt hoặc lâu dài đến sức khoẻ con người. Tác hại tức thời khi tiếp xúc với các VOC có thể là gây kích ứng mắt, da và đường hô hấp, đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, mệt mỏi, buồn nôn và suy giảm trí nhớ.
Khi tiếp xúc lâu với các chất VOC gây ảnh hưởng đến gan, thận và hệ thần kinh trung ương. VOC còn có thể là tác nhân gây ung thư.
Vì vậy, VOC cần phải được phân tích, đánh giá, xử lý và kiểm soát từ các nguồn phát thải VOC vào môi trường.
Biện pháp xử lý khí thải có hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)

Khí thải có chứa VOC được thu về hệ thống xử lý qua chụp hút và được đưa vào tháp hấp phụ bằng quạt hút.
Tại đây tháp hấp phụ VOC sẽ được hấp phụ bằng than hoạt tính. Khí thải được đưa từ dưới tháp lên. Thân tháp có đặt các lớp than hoạt tính để thực hiện quá trình hấp phụ. Sau đó khí thải tiếp tục được dẫn qua tháp hấp thụ.
Tại tháp hấp thụ dòng khí thải sẽ được đưa vào thiết bị từ phía dưới và dung dịch hấp thụ đi từ trên xuống. Dung dich hấp thụ được bơm từ bể chứa qua hệ thống vòi phun được phun đều vào tháp hấp thụ.
Tháp hấp thụ có cấu tạo hai tầng tương ứng với quá trình xử lý được chia làm hai giai đoạn. Tại tầng dưới của tháp dòng khí và dung dịch hấp thụ tiếp xúc với nhau. Làm cho các hạt bụi có kích thước nhỏ sẽ bị ướt và rơi xuống cùng dòng chất lỏng. Đồng thời các chất ô nhiễm sẽ được hấp thụ một phần. Quá trình hấp thụ các chất ô nhiễm còn lại sẽ diễn ra ở tầng trên của tháp.
Dòng khí sau khi ra khỏi thiết bị xử lý sẽ là khí sạch đạt các tiêu chuẩn về môi trường
Tại HASY ENVIRONMENT, chúng tôi có các công nghệ thích hợp để xử lý khí thải chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) từ các quy trình công nghiệp. Để được tư vấn về hệ thống xử lý khí thải chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số 0972221608 hoặc trang web https://xulymoitruong360.com/