Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao. Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, vui chơi giải trí dẫn đến lượng nước thải ngày một lớn. Cần phải xử lý để tránh gây ô nhiễm đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Để đảm bảo nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra ngoài môi trường, chúng ta có thể xử lý bằng nhiều phương pháp như hóa học, sinh học hay cơ học. Trong đó các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được coi là phương pháp hiệu quả, tốn ít kinh phí và không gây ô nhiễm thứ cấp cho môi trường.
Hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Vậy xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là gì?
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên nguyên tắc dùng vi sinh vật để xử lý các chất hữu cơ và một số chất vô cơ gây ô nhiễm trong nước tạo thành các sản phẩm không gây độc hại cho môi trường.
Hình ảnh một số vi sinh vật ứng dụng trong xử lý nước thải
Điều kiện nào để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học?
Để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thì nước thải cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Nước thải giàu chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng của vi sinh vật. Hàm lượng BOD > ½ COD.
- Không chứa các chất độc gây chết vi sinh vật hoặc ức chế các hoạt động của vi sinh vật.
- Không chứa các kim loại nặng gây ức chế enzyme của vi sinh vật. Ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của vi sinh vật
- Nhiệt độ môi trường thích hợp.
Tùy theo hệ vi sinh vật sử dụng mà có phương pháp xử lý khác nhau. Cụ thể là phương pháp xử lý hiếu khí, thiếu khí và kị khí.
Sơ đồ phân chia các phương pháp xử lý sinh học
Phương pháp sinh học hiếu khí
Phương pháp sinh học hiếu khí là phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật hiếu khí để xử lý các chất ô nhiễm trong nước với điều kiện có oxi tham gia.
Hệ vi sinh vật thường dùng là: Actinomyces, Bacillus, Bacterium, Micrococus,…
Phương pháp sinh học kị khí
Phương pháp sinh học kị khí là phương pháp sử dụng vi sinh vật kị khí xử lý chất ô nhiễm trong điều kiện không có oxi.
Hệ vi sinh vật thường được dùng là: Methanococcus, Methanobacterium,…
Quá trình xử lý kị khí được chia thành bốn giai đoạn. Thủy phân polyme, lên men các aminoaxit và đường (Axit hóa) . Phân hủy kị khí (Axetic hóa) và hình thành khí metan (Metan hóa)
- Thủy phân polyme: quá trình này diễn ra ngay trong đường ống. Dưới tác dụng của enzym do vi khuẩn tiết ra, các polisaccarite, protein, lipit,… liên kết với H+ . Điều này tạo thành các aminoaxit, axit béo, đường và nước.
- Axit hóa: Vi khuẩn lên men. Chuyển hóa các chất thành các axit béo dễ bay hơi, ancol, H2S,… gây mùi khó chịu
- Axetic hóa: Vi khuẩn axetic chuyển hóa các axit béo thành axetic. Co2, H2O và tạo ra sinh khối mới.
- Metan hóa: Quá trình này tạo từ hai phản ứng: từ CH3COOH và từ CO2 ,H
Phương pháp sinh học thiếu khí
Phương pháp sinh học thiếu khí là phương pháp sử dụng vi sinh vật để xử lý NH4+ trong điều kiện thiếu khí tạo thành sinh khối mới và N2.
Phương pháp này cần được kết hợp với các phương pháp hiếu khí hoặc kị khí để hiệu quả xử lý đạt kết quả cao.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tự vấn và thiết kế thi công các hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cùng đội thạc sỹ kỹ thuật, kỹ sư đầu ngành, công ty chúng tôi sẽ luôn mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng
Nếu có bất kì thắc mắc kỹ thuật nào cần tư vấn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số máy 0972221068 hoặc trang web https://xulymoitruong360.com để được hỗ trợ và tư vấn.
